WHAT'S NEW?
Loading...

5 dấu hiệu thầm lặng cho thấy trẻ đang bị bắt nạt

[ad_1]

GD&TĐ - Bắt nạt học đường và bắt nạt trực tuyến luôn là mối lo ngại đối với các bậc cha mẹ.

Thậm chí nhiều cha mẹ không biết liệu con cái của họ có phải là nạn nhân của các hành vi có hại hay không, đặc biệt là khi trẻ không chịu nói ra. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ đọc được nỗi sợ hãi mà con đang che giấu.

Khóc hoặc phản ứng cảm xúc mãnh liệt

Nếu một đứa trẻ có phản ứng cảm xúc mãnh liệt đối với các cuộc trò chuyện về trường học hoặc các hoạt động xã hội, thì đó có thể là dấu hiệu chúng đang lo lắng về những sự kiện đó.

Donna Clark-Love, một chuyên gia và cố vấn phòng ngừa bắt nạt học đường ở Houston, Texas – Hoa Kỳ, nói: “Ở trẻ tiểu học, nỗi sợ hãi bị bắt nạt có xu hướng tập trung vào các cuộc trò chuyện xung quanh trường học.

Trong khi đó, đối với trẻ độ tuổi trung học, chúng sẽ trở nên dễ xúc động hơn vào các sự kiện diễn ra tối thứ Sáu và thứ Bảy. Dù bằng cách nào, bạn sẽ nhận thấy một sự bối rối về cảm xúc hoặc trẻ không muốn đi sâu vào chủ đề đang được bình luận.”

Không muốn tương tác với gia đình

5 dấu hiệu thầm lặng cho thấy trẻ đang bị bắt nạt  ảnh 1

Nếu một đứa trẻ không nói nhiều như bình thường hoặc nếu chúng đi thẳng về phòng riêng sau giờ học, thì đó có thể là dấu hiệu cha mẹ cần chú ý. (Ảnh: ITN).

Bailey Lindgren, chuyên viên tại Trung tâm Phòng chống Bắt nạt Quốc gia của Liên minh Vận động Phụ huynh vì Quyền Giáo dục (PACER) – Hoa Kỳ, nói: “Nếu một đứa trẻ không nói nhiều như bình thường hoặc nếu chúng đi thẳng về phòng riêng sau giờ học, thì đó có thể là dấu hiệu cha mẹ cần chú ý.

Hành động chống lại anh chị em trong cùng một nhà cũng có thể là một dấu hiệu của sự bắt nạt kéo dài. Trong một số trường hợp, nạn nhân bị bắt nạt sẽ từ bỏ “thân phận nạn nhân”, thay vào đó chúng trở nên hung hăng, phản ứng lại với anh chị em và những đứa trẻ khác.”

Nỗi ám ảnh về tiền

Nếu hành vi bắt nạt của trẻ diễn ra trên không gian trực tuyến, bạn có thể nhận thấy một trong hai điều sau: Trẻ quá gắn bó với các thiết bị điện tử hoặc hoàn toàn rút khỏi các thiết bị đó. Nếu là trường hợp đầu tiên, trẻ có thể bị kích động nếu bạn cố gắng hạn chế việc chúng sử dụng thiết bị.

Nếu là trường hợp thứ hai, bạn có thể thấy khó nắm bắt được đứa trẻ (vì chúng đã hoàn toàn rút khỏi thiết bị của mình). Lindgren khuyên bạn nên thiết lập các quy tắc và hướng dẫn để tương tác trực tuyến khi trẻ lần đầu tiên thiết lập tài khoản mạng xã hội.

Cô nói: “Trẻ em có thể miễn cưỡng nói với người lớn về việc bắt nạt trên mạng vì chúng sợ mình sẽ bị tước quyền sử dụng thiết bị. Vì thế, bạn nên thể hiện rằng mình sẽ không thu hồi những thiết bị này, mà thay vào đó, bạn chỉ muốn giúp trẻ giải quyết vấn đề".

Miễn cưỡng đi học

5 dấu hiệu thầm lặng cho thấy trẻ đang bị bắt nạt  ảnh 2
Với trẻ nhỏ hơn, cha mẹ hãy để ý những lý do lặp đi lặp lại để được trì hoãn giờ học, chẳng hạn như đau ốm. (Ảnh: ITN).

Vì trường học là điểm nóng của nạn bắt nạt nên việc trẻ không muốn thức dậy và ra ngoài vào buổi sáng có thể chính là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.

Với trẻ nhỏ hơn, cha mẹ hãy để ý những lý do lặp đi lặp lại để được trì hoãn giờ học, chẳng hạn như đau ốm,... Với thanh thiếu niên, cha mẹ hãy kiểm tra định kỳ với giáo viên để theo dõi sự chuyên cần, vì nhóm tuổi này có nhiều khả năng bỏ học hoàn toàn nếu bị bắt nạt.

Donna Clark-Love khuyến nghị cha mẹ hãy đặc biệt chú ý vào đầu tuần nếu muốn tìm kiếm các dấu hiệu bắt nạt. “Thứ Hai là ngày phổ biến nhất để trốn học. Trẻ em có xu hướng cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà vào cuối tuần và ý tưởng quay trường lại vào thứ Hai là điều cực kỳ khó khăn đối với chúng”, cô nói.

Thường xuyên đau đầu, đau bụng

Nhức đầu và đau bụng là những biểu hiện thể chất phổ biến của sự căng thẳng và lo lắng liên quan đến các dấu hiệu bắt nạt.

Nếu con bạn phàn nàn về những triệu chứng này thường xuyên, hãy nói chuyện với chúng về điều đó, Lindgren gợi ý: “Bạn nên hỏi con những câu như: Hình như dạo này con không khỏe, con có thể nói thêm cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của con không?”.

Theo Lindgren, đặt câu hỏi mở sẽ tạo ra một không gian không đối đầu, nơi cha mẹ có thể thảo luận với con về gốc rễ của vấn đề.

Theo rd.com

[ad_2] Nguồn: Giáo dục thời đại https://tinytedanang.com/5-dau-hieu-tham-lang-cho-thay-tre-dang-bi-bat-nat/?feed_id=37158&_unique_id=665e60b99ebe3

0 nhận xét:

Đăng nhận xét