WHAT'S NEW?
Loading...

Những thứ cực độc trong bếp nhà bạn

[ad_1]

GD&TĐ - Chất tẩy rửa và khử trùng là những vật dụng thường có trong nhà, nhưng loạt hóa chất này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách.

Để loại bỏ vi trùng và vi khuẩn trong nhà đòi hỏi bạn phải có chất tẩy rửa và chất khử trùng mạnh mẽ. Nhưng điểm mạnh đó cũng chính là lý do khiến bạn cần phải cực kỳ cẩn thận với chúng - đặc biệt là trong những gia đình có trẻ em.

Nhiều chất tẩy rửa có chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng của bạn. Chúng cũng có thể gây độc nếu nuốt phải, ngay cả với liều lượng nhỏ.

Chuyên gia cấp cứu nhi khoa Purva Grover và bác sĩ nhi khoa Eva Love (Hoa Kỳ) chia sẻ tỉ mỉ về sự nguy hiểm của các chất tẩy rửa và cách sử dụng an toàn nhất có thể.

Tất nhiên, hầu hết các sản phẩm tẩy rửa gia dụng đều khá an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn. Nhưng, tai nạn và sai sót vẫn xảy ra. Tiến sĩ Grover cho biết: “Chúng ta bắt đầu cọ rửa nhiều hơn kể từ khi Covid-19 xuất hiện, nhu cầu mua sản phẩm tẩy rửa tăng vọt 20%.”

Tiến sĩ Grover cho biết thêm, việc ngửi hoặc nuốt phải các sản phẩm tẩy rửa có thể dẫn đến buồn nôn, nôn, khó thở và các triệu chứng khác, tùy thuộc vào lượng và chất được hấp thụ vào cơ thể.

Dưới đây là một số sản phẩm thường dẫn đến các vụ cấp cứu khi sử dụng quá nhiều và là lý do có thể khiến chúng ta cảm thấy lo ngại:

Chất tẩy trắng

Thuốc tẩy gia dụng có chứa hóa chất natri hypoclorit, với nồng độ dao động từ 0,7% đến 5,25%. Tỷ lệ phần trăm này là lượng hóa chất trong chất lỏng; phần còn lại của chất lỏng chủ yếu là nước.

Chất lỏng và hơi thuốc tẩy clo có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng của bạn. Viêm da có thể do tiếp xúc trực tiếp với da. Nuốt phải có thể gây tổn thương thực quản, kích ứng dạ dày, buồn nôn và nôn kéo dài.

Chất tẩy rửa đa năng

Bạn cần phải cực kỳ cẩn thận với chất tẩy rửa. (Ảnh: ITN)

Bạn cần phải cực kỳ cẩn thận với chất tẩy rửa. (Ảnh: ITN)

Có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa đa năng trên thị trường để giải quyết những rắc rối trong cuộc sống mà bạn gặp phải. Hóa chất trong các sản phẩm đa chức năng này có thể bao gồm amoniac, ethylene glycol monobutyl axetat, natri hypoclorit hoặc trisodium photphat.

Tùy thuộc vào thành phần được sử dụng, chất tẩy rửa đa năng có thể gây kích ứng da, mắt, mũi và cổ họng. Chúng có thể cực độc nếu nuốt phải.

Chất tẩy rửa kháng khuẩn

Chất tẩy rửa kháng khuẩn thường chứa nước, hương thơm, chất hoạt động bề mặt (để phân hủy bụi bẩn) và thuốc trừ sâu.

Thuốc trừ sâu thường được sử dụng trong chất tẩy rửa kháng khuẩn là hóa chất amoni bậc bốn hoặc phenolic. Chất tẩy rửa kháng khuẩn có thể gây kích ứng mắt, làm bỏng da và cổ họng.

Nước lau kính và cửa sổ

Thành phần cơ bản của chất tẩy rửa cửa sổ/kính là amoniac và isopropanol. Những sản phẩm này có thể gây kích ứng cho mắt, da, mũi và cổ họng. Nếu nuốt phải, chúng có thể gây buồn ngủ, bất tỉnh hoặc tử vong.

Nước rửa tay sát khuẩn

Thật khó để nghĩ vật dụng quen thuộc này có chứa hóa chất nguy hiểm. Nhưng hầu hết các loại nước rửa tay đều chứa ít nhất 60% cồn - nồng độ mạnh hơn hầu hết các loại rượu. Trẻ em uống một lượng nhỏ nước rửa tay có thể bị ngộ độc.

Tiến sĩ Love lưu ý: “Nước rửa tay đôi khi được đóng gói theo cách rất hấp dẫn đối với trẻ em. Nhiều sản phẩm trong số này có màu sắc tươi sáng, có ánh kim tuyến bắt mắt hoặc có mùi thơm lôi cuốn trẻ em”.

Vì mục đích an toàn, trẻ em chỉ nên sử dụng nước rửa tay dưới sự giám sát. Người lớn nên nhỏ một giọt cỡ đồng xu vào tay và quan sát chúng xoa đều cho đến khi tay khô.

Sự nguy hiểm rình rập trẻ em và người dọn dẹp nhà cửa

Thành phần cơ bản của chất tẩy rửa có thể gây kích ứng cho mắt, da, mũi và cổ họng. (Ảnh: ITN).

Thành phần cơ bản của chất tẩy rửa có thể gây kích ứng cho mắt, da, mũi và cổ họng. (Ảnh: ITN).

Trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng bởi sự nguy hiểm của chất tẩy rửa gia dụng. Thực tế, chúng có nhiều khả năng nếm thử những sản phẩm này bởi thói quen nhét mọi thứ vào miệng.

Tiến sĩ Love nói: “Chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể khiến một đứa trẻ bị bệnh. Kích thước cơ thể nhỏ của trẻ và quá trình trao đổi chất nhanh làm tăng nguy cơ phát triển độc tính đáng kể từ những sản phẩm này.”

Nếu một đứa trẻ hoặc bất kỳ ai khác trong nhà bạn ăn phải bất kỳ sản phẩm tẩy rửa gia dụng nào, hãy gọi ngay bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe.

Tiến sĩ Love nhấn mạnh: “Đừng đợi đến khi trẻ có vẻ ngoài hoặc hành động ốm yếu. Các y tá, dược sĩ và nhà nghiên cứu chất độc luôn sẵn sàng trả lời nhanh chóng các câu hỏi của bạn và cho bạn biết phải làm gì tiếp theo.”

Mẹo an toàn với chất tẩy rửa gia dụng

Bạn tuyệt đối không bao giờ được nuốt hoặc hít bất kỳ sản phẩm tẩy rửa hoặc khử trùng gia dụng nào. Tránh để chúng dính vào mắt hoặc trên da của bạn.

Ngoài ra, đây là một số mẹo khác để bảo vệ mọi người trong nhà bạn và giúp ngăn ngừa tai nạn xảy ra:

Chỉ sử dụng các sản phẩm làm sạch theo chỉ dẫn. Đọc và làm theo hướng dẫn để sử dụng an toàn và hiệu quả. Một số sản phẩm (kể cả thuốc tẩy) cần được pha loãng. Điều quan trọng nữa là không sử dụng sản phẩm trên các đồ vật hoặc bề mặt không phù hợp.

Không chuyển sản phẩm sang các thùng chứa khác. Giữ chất tẩy rửa và chất khử trùng trong hộp đựng ban đầu kèm theo nhãn và những hướng dẫn quan trọng.

Không bao giờ trộn lẫn các sản phẩm. Nếu bạn đang nghĩ đến việc tạo ra một loại hỗn hợp hóa chất nhằm làm sạch bóng đồ đạc trong nhà thì rất có thể đây là ý tưởng gây ra thảm họa về sức khỏe.

Theo health.clevelandclinic.org

[ad_2] Nguồn: Giáo dục thời đại https://tinytedanang.com/nhung-thu-cuc-doc-trong-bep-nha-ban/?feed_id=31515&_unique_id=6613f49a507e2

0 nhận xét:

Đăng nhận xét