Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi, không nguy hiểm nhưng gây cảm giác tự ti và rất ngại khi giao tiếp trực tiếp với người khác.
Nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp do vệ sinh răng miệng kém, bệnh lý tại răng miệng (sâu răng, viêm lợi răng, loét miệng tái phát,…), chế độ ăn nhiều gia vị như hành, tỏi, thực phẩm từ mắm,… hút thuốc lá, mắc các bệnh lý mũi họng, bệnh lý dạ dày ruột, khó tiêu, táo bón…
Theo Y học cổ truyền, hôi miệng phần nhiều do vị trường nhiệt hỏa tích thịnh hoặc thực tích hóa nhiệt uất trệ trường vị.
Phép chữa nên thanh tả vị nhiệt, hòa vị sơ trệ, tiết nhiệt trừ tích.
Một số bài thuốc thảo dược hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hôi miệng:
Bài 1: Trúc diệp 20g, thạch cao 40g, mạch môn đông 20g, nhân sâm 06g, cam thảo 04g, bán hạ 06g. Tất cả tán bột, mỗi lần dùng 5 – 10g, pha với nước ấm, uống 2 lần/ ngày vào sáng – chiều.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc, sinh tân, ích khí hòa vị.
Vị thuốc mạch môn đông trong bài thuốc trị hôi miệng.
Bài 2: Hoàng liên 10g, sinh địa 10g, đương quy 10g, đơn bì 20g, thăng ma 40g. Tán bột, 5 – 10g pha nước ấm uống 1 lần/ ngày.
Tác dụng: Thanh vị nhiệt, lương huyết, sinh tân.
Bài 3: Hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, chi tử mỗi loại 10g. Nấu nước uống ngày 2 lần. Ngoài ra có thể dùng 10ml/ lần súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Bài 4: Hương nhu tía tươi 20g – 40g, tía tô 10g, kinh giới 10g nấu nước súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Bài 5: Lá húng chanh khô 10g nấu nước súc miệng ngày 2 – 3 lần.
Bài 6: Vỏ chanh tươi 10g, 1/2 thìa muối hột nấu sôi, để nguội súc miệng.
Vỏ chanh tươi đun với muối để súc miệng có tác dụng giảm hôi miệng.
Trong trường hợp áp dụng các phương pháp dân gian này mà hôi miệng vẫn không giảm hoặc đi kèm tình trạng răng miệng, biểu hiện toàn thân khác nặng hơn, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tích cực hơn.
Nguồn:
Thực hiện các phương pháp tại nhà đơn giản này, có thể giúp bạn ngăn ngừa và loại bỏ được hơi thở có mùi.
Theo ThS.BS. Lê Ngô Minh Như (Sức khỏe đời sống)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét