WHAT'S NEW?
Loading...

Trẻ em và… cột mốc

[ad_1]

GD&TĐ - Các bậc cha mẹ tin tưởng, trẻ em cũng có các cột mốc phát triển, giống như người lớn có các cột mốc cuộc đời.

Chỉ cần thấy con cái chậm vượt qua cột mốc nào hơn so với những đứa trẻ khác, họ liền bất an và tìm cách thúc đẩy. Tuy nhiên, đối với trẻ, đạt được các cột mốc này đúng quy ước có thật sự là việc cần thiết không?

Theo kết quả từ một cuộc thăm dò gần đây tại Mỹ, cứ trong 10 phụ huynh thì có đến 6 người lo lắng về việc con em đã vượt qua các cột mốc phát triển hay chưa? Trên các phương tiện truyền thông xã hội, các diễn đàn “bỉm sữa” thi nhau mọc lên, được các bậc cha mẹ đặc biệt yêu thích, sử dụng làm nơi khoe khoang cũng như bộc lộ nỗi bất an, xin tư vấn…

Các cột mốc phát triển ở trẻ bao gồm thời điểm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi, tự ăn, nói sõi… “Nhìn chung, cột mốc phát triển ở trẻ là thời điểm mà trẻ đạt hành vi cụ thể trong tiến trình phát triển thể chất và trí tuệ”, PGS Chris Sheldrick, Đại học Boston đưa ra định nghĩa.

Đối với chuyên gia y tế, các cột mốc phát triển ở trẻ là một trong các dấu hiệu và tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển. Nhìn vào việc trẻ đã đạt được đến cột mốc nào, trong khoảng thời gian bao lâu, họ có thêm dữ liệu để chẩn đoán chính xác tình hình sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em.

Ví dụ, trẻ chậm biết nói có thể là dấu hiệu cho thấy có khả năng bị bệnh tự kỷ. Việc chậm biết đi ở trẻ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy có khả năng bị bệnh bại não…

Đối với phụ huynh, các cột mốc phát triển ở trẻ là tiêu chuẩn để họ tự theo dõi sự phát triển của con em và can thiệp kịp thời khi thấy dấu hiệu bất thường.

Trẻ em và… cột mốc ảnh 1

Trẻ em vùng nông thôn Mexico không biết chơi xếp khối, nhưng rất giỏi xếp củi. Ảnh: Getty Images

Cha mẹ luôn là người đầu tiên chứng kiến trẻ có hành vi mới, phát hiện trẻ thích hay ghét những gì và đã vượt qua cột mốc nào. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu sâu về cột mốc phát triển ở trẻ trên phạm vi toàn thế giới, các nhà nghiên cứu lại nhận thấy “không có bất cứ tiêu chuẩn cố định nào cả”.

Ở Tajikistan (quốc gia Trung Á), trẻ em 2 tuổi vẫn được quấn kín bằng khố và đặt nằm trong nôi trong lúc thức. So với trẻ em ở các nước khác, trẻ em tại đây đạt được các kỹ năng vận động chậm hơn nhưng, kết quả kiểm tra sức khỏe người trưởng thành lại cho thấy, chuyện này không hề để lại tác hại gì.

Ở Congo (quốc gia Trung Phi), trẻ em của bộ lạc Efe mới 11 tháng tuổi đã… cầm dao gọt trái cây. Ở Mexico, trẻ em tại nhiều vùng nông thôn không biết chơi xếp khối (vì cha mẹ nghèo, không có tiền mua đồ chơi), nhưng lại rất giỏi xếp củi.

Kỳ vọng của các bậc sinh thành ở các nước khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ, vào năm 1997, phụ huynh Mỹ mong con có thể tự ăn khi được 13,7 tháng tuổi, còn phụ huynh Puerto Rico lại mong con có thể tự ăn khi được 19 tháng tuổi.

Trẻ em và… cột mốc ảnh 2

Các bậc cha mẹ nên quan tâm, nhưng không cần lo lắng về việc trẻ chậm đạt các cột mốc phát triển. Ảnh: Getty Images

Càng đi sâu tìm hiểu các cột mốc phát triển ở trẻ, các nhà nghiên cứu càng thấy “đa dạng và phức tạp”, đến mức “không cách nào đưa ra tiêu chuẩn phổ quát nhất”.

“Các cột mốc phát triển ở trẻ là vô cùng quan trọng, nên được chú ý”, PGS Sheldrick nhấn mạnh. Thực tế chỉ ra, có vài bằng chứng cho thấy, việc trẻ đạt được một số cột mốc sớm hơn so với những đứa trẻ khác có thể là dấu hiệu của thể chất hoặc trí tuệ cao hơn.

“Nếu ở những trẻ em biết đi bình thường, chỉ 1/1 triệu bé có khả năng trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp thì ở trẻ biết đi sớm, tỷ lệ này có thể là 1/9 trăm nghìn”, PGS Sheldrick lấy ví dụ.

Có điều, giữa 1/1 triệu và 1/9 trăm nghìn hình như cũng không chênh lệch là mấy. Vì thế, chính ông Sheldrick cũng đưa ra lời khuyên “đừng lo lắng”. “Xét cho cùng, các cột mốc phát triển ở trẻ không phải là dấu hiệu chính xác”, ông khẳng định. Gần đây, y tế Mỹ đã kiểm tra tổng quát cho 404 trẻ 18 tháng tuổi chưa biết đi, phát hiện 2/3 các bé không có bệnh lý tiềm ẩn.

“Một trẻ em 18 tháng tuổi chưa biết đi vẫn có thể trở thành vận động viên thể thao khi 19 tuổi. Việc thúc đẩy trẻ em đạt các cột mốc quan trọng có khả năng còn gây phản tác dụng. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy, ép trẻ tập đi và chạy quá mức sẽ cản trở sự phát triển kỹ năng vận động của trẻ”, PGS Sheldrick cảnh báo.

Cũng theo ông Sheldrick, đến nay, các cột mốc phát triển ở trẻ vẫn chỉ là những quy ước văn hóa. Mặc dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (US Centers for Disease Control and Prevention) và Học viện Nhi khoa (American Academy of Pediatrics) của Mỹ đang rất nỗ lực trong việc thiết lập các cột mốc “chuẩn”, họ chưa thành công.

Chưa hết, ngay cả khi Mỹ hay bất cứ nền y tế nào thành công thiết lập cột mốc “chuẩn”, chuyện một trẻ em chậm hay sớm đạt cột mốc phát triển nào đó cũng không khẳng định trước được điều gì. “Cuộc sống rất dài. Chúng ta còn chẳng thể nói gì khi đã 6, 7 chục tuổi thì làm sao mà chắc chắn lúc mới 16, 17 tháng tuổi”, PGS Sheldrick đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo BBC

[ad_2] Nguồn: Giáo dục thời đại https://tinytedanang.com/tre-em-va-cot-moc/?feed_id=3223&_unique_id=64891b63747ee

0 nhận xét:

Đăng nhận xét