WHAT'S NEW?
Loading...

Bát nháo mua bán trứng, tinh trùng - Kỳ 3: Hệ lụy sức khỏe, nguy cơ hôn nhân cận huyết

[ad_1]
Hai “cò” và người “hiến” trứng nói chuyện với nhau trong thời gian chờ bác sĩ đến siêu âm tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM) chiều 10-4 - Ảnh: X.M.

Hai “cò” và người “hiến” trứng nói chuyện với nhau trong thời gian chờ bác sĩ đến siêu âm tại khoa hiếm muộn Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh (TP.HCM) chiều 10-4 - Ảnh: X.M.

Hiện pháp luật nước ta không có bất cứ quy định nào cho phép mua bán trứng, tinh trùng mà chỉ cho hiến tặng trứng, tinh trùng nhưng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Nhiều hệ lụy về sau

Bác sĩ Lý Thái Lộc - trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) - cho biết việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Về nguyên tắc, mỗi người cho trứng/tinh trùng chỉ có thể cho một người nhận. Khi các giao tử này tạo thành phôi và khi người nhận sinh con thành công thì các phôi còn lại phải hủy, không được dùng thêm. Nếu tạo thêm thai, xác suất sau này các bé có hôn nhân đồng huyết thống tăng cao, dễ gây ra các bệnh di truyền.

Người cho trứng nhiều lần có thể bị ảnh hưởng tới sức khỏe, vì mỗi lần cho trứng cần chích thuốc kích thích buồng trứng nhiều ngày, khi chọc hút trứng cần gây mê, có thể sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm trong thời gian thực hiện thủ thuật như xuất huyết trong ổ bụng, nhiễm trùng nặng, chọc kim trúng các tạng trong ổ bụng như ruột già, ruột non...

Bác sĩ Lộc cho rằng để ngăn chặn việc này, biện pháp hiệu quả nhất là tất cả các trung tâm thụ tinh ống nghiệm phải có một hệ thống nhận diện tốt, được kết nối giữa các trung tâm thụ tinh ống nghiệm trong cả nước không chỉ bằng căn cước công dân, mà cả các đặc điểm nhận diện tinh vi hơn như dấu vân tay, mống mắt..., để một người cho tinh trùng/trứng không thể đi trung tâm khác để cho nữa.

Sai nhiều quy định

Bác sĩ Lê Thị Minh Châu - trưởng khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - cho biết điều kiện và quy trình cho, nhận trứng (noãn)/tinh trùng tại bệnh viện thực hiện theo nghị định 10/2015 của Chính phủ về sinh con bằng phương pháp khoa học và sau đó có quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Theo đó, hồ sơ cho, nhận trứng, tinh trùng tại bệnh viện sẽ được xét duyệt kỹ lưỡng giấy tờ pháp lý. Người cho tinh trùng, trứng là tự nguyện và chỉ cho một lần theo quy định.

Trước khi cho trứng, tinh trùng, người cho phải được khám và làm các xét nghiệm theo quy định để sàng lọc không mắc bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm, không mắc bệnh tâm thần...

Riêng với trường hợp cho trứng, người cho trứng thông thường là người phụ nữ trẻ đã lập gia đình, có một con và được sự đồng ý của chồng. Bệnh viện không khuyến khích người độc thân, chưa có con hoặc còn trẻ cho trứng vì tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng... Người mẹ đơn thân phải tuân thủ đầy đủ điều kiện trong đó có giấy xác nhận độc thân mới được cho trứng.

Cặp vợ chồng hiếm muộn, khi làm hồ sơ xin trứng phải có đầy đủ các giấy tờ pháp lý theo quy định như giấy đăng ký kết hôn, thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định. Về cho/nhận tinh trùng, bệnh viện thực hiện theo nguyên tắc vô danh, do số lượng mẫu "xin" nhiều hơn mẫu "cho" nên bệnh viện khuyến khích cặp vợ chồng hiếm muộn vận động tìm mẫu tinh trùng đủ điều kiện để đổi mẫu có tại ngân hàng tinh trùng.

Trong thực tế, những trường hợp xin/cho trứng thường là các chị em ruột, hoặc chị em họ trong gia đình bên vợ. Hiếm có trường hợp nào người ngoài dòng họ hiến trứng vì mục đích nhân đạo bởi vì quá trình hiến/nhận qua nhiều quy trình phức tạp, nhiều biến chứng, nhiều nguy hiểm. Tuy nhiên thực tế mua bán đã diễn ra cho thấy đã có tình trạng "vượt rào", sai quy định, từ đó có thể dẫn đến những nguy hiểm về sức khỏe người cho và nguy cơ hôn nhân cận huyết như đã nói ở trên.

Trong khi đó, do việc cho/hiến tinh trùng đơn giản hơn nhiều, nguy cơ bán tinh trùng cho nhiều người nhận khác nhau. Đây là điểm quan trọng nhất mà hệ thống y tế, luật pháp phải ngăn chặn tích cực để không xảy ra hệ lụy xấu cho thế hệ sau.

“Cò” Thảo (trái) - quản trị viên của một số nhóm “mang thai hộ”, “hiến trứng” trên mạng xã hội - Ảnh cắt từ video

“Cò” Thảo (trái) - quản trị viên của một số nhóm “mang thai hộ”, “hiến trứng” trên mạng xã hội - Ảnh cắt từ video

Ngăn được không?

Bác sĩ Thái Lộc cho rằng để ngăn chặn việc làm các giấy tờ giả cho các trường hợp hiến nhận trứng, tinh trùng, thậm chí mang thai hộ trái phép thì quy trình của các trung tâm thụ tinh ống nghiệm phải thật chặt chẽ, đặc biệt là quy trình nhận diện bệnh nhân. Trường hợp đặc biệt, cần liên kết với bộ phận hình sự của công an để phát hiện những trường hợp nghi ngờ gian lận.

Đặc biệt quy trình mang thai hộ phải thắt chặt, qua nhiều vòng, nhiều tầng, xử lý được các phát sinh trong cuộc sống (gia đình hiếm muộn nhưng không có chị em cùng hàng hiến tặng trứng...).

Theo một luật sư tại TP.HCM, mặc dù pháp luật nước ta đã có những quy định về việc hiến tặng trứng, tinh trùng, nhưng những chế tài xử phạt về các hành vi vi phạm quy định trên lại chưa đủ răn đe. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến mua bán tinh trùng, noãn trái phép diễn ra tràn lan hiện nay.

Thụ tinh ống nghiệm chỉ được thực hiện tại bệnh viện

Bác sĩ Minh Châu cho biết theo quy định, thụ tinh trong ống nghiệm chỉ được phép thực hiện tại bệnh viện. Riêng tại phòng khám, để thực hiện được thụ tinh nhân tạo phải có sự thẩm định và cấp phép của sở y tế địa phương.

[ad_2] Nguồn: Tuổi trẻ https://tinytedanang.com/bat-nhao-mua-ban-trung-tinh-trung-ky-3-he-luy-suc-khoe-nguy-co-hon-nhan-can-huyet/?feed_id=18590&_unique_id=656918a2ea14b

0 nhận xét:

Đăng nhận xét