Những chia sẻ của Trấn Thành đã khiến khán giả lo lắng. Đông đảo netizen mong nam MC giữ gìn sức khỏe, sắp xếp công việc hợp lý để không ảnh hưởng đến bản thân.
Xuất hiện tại một chương trình truyền hình, MC Trấn Thành cho hay thời gian qua, anh hạn chế nhận show để giữ gìn sức khỏe sau thời gian làm việc cật lực. Nam MC sinh năm 1987 lần đầu xác nhận bản thân bị chẩn đoán mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở chân.
Ông xã của Hari Won cho biết, một trong những nguyên nhân khiến anh mắc căn bệnh này là do phải đứng quá nhiều trong thời gian dài. Dù đã được các bác sĩ khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhưng Trấn Thành vẫn muốn xuất hiện trong chương trình cùng bà xã Hari Won.
Những chia sẻ của Trấn Thành đã khiến khán giả lo lắng. Đông đảo netizen mong nam MC giữ gìn sức khỏe, sắp xếp công việc hợp lý để không ảnh hưởng đến bản thân.
Trấn Thành cho biết anh được chẩn đoán mắc bệnh giãn tĩnh mạch ở chân.
Cách đây chưa lâu, trên trang cá nhân, Hari Won cũng thông báo bản thân gặp vấn đề sức khoẻ. Cụ thể, bà xã Trấn Thành kiểm tra nội soi tai mũi họng có kết quả bị viêm mũi xoang, vẹo vách ngăn chưa rõ nguyên nhân.
Trước đó, Hari Won được chẩn đoán liệt một bên mặt do cơ thể yếu, thiếu ngủ và nhiều lý do khác. Hari Won phủ nhận việc bị stress, cho rằng do bản thân thường xuyên làm việc quá sức, không để ý sức khỏe nên cơ thể suy yếu. Căn bệnh này khiến nữ ca sĩ phải điều trị trong một thời gian dài.
Trấn Thành cho biết muốn nghỉ ngơi vì thấy sức khỏe đang lên tiếng
Căn bệnh MC Trấn Thành mắc phải không thể coi thường
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Nam, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch (TP. Hồ Chí Minh) cho hay, căn bệnh giãn tĩnh mạch chân (chi dưới) nếu không được phát hiện sớm sẽ để lại những hậu quả từ nhẹ tới nghiêm trọng. Ở mức nhẹ, chân bệnh nhân sẽ sưng phù, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhiều, người bệnh sẽ đau nhiều, gây khó khăn đi lại và dễ bị nhầm với bệnh xương khớp. Bệnh tiến triển nặng có thể làm hình thành các cục huyết khối, cục máu đông di chuyển vào phổi có thể gây thuyên tắc phổi và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Những ai có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch
- Giãn tĩnh mạch có cơ chế di truyền. Trong gia đình có bố mẹ bị mắc giãn tĩnh mạch chân thì con dễ mắc, đặc biệt là con gái.
- Người trên 50 tuổi. Thông thường, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Nhóm nghề nghiệp thường phải đứng nhiều, ngồi nhiều.
- Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch chân cao hơn.
- Thói quen đi giày cao gót có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu người bị giãn tĩnh mạch, cần được khám sớm
Triệu chứng giãn tĩnh mạch rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể chỉ xuất hiện cảm giác hơi tức, hơi khó chịu ở chân hoặc có cảm giác nóng và ngứa chân.
Các chuyên gia khuyên rằng, nếu nhận thấy những triệu chứng bất thường dưới đây, bạn nên đi khám sớm:
- Vùng bắp chân bị căng tức hoặc có cảm giác mỏi chân.
- Vào ban đêm, người bệnh thường xuyên bị chuột rút hoặc có cảm giác kiến bò.
- Chân người bệnh, nhất là vùng mắt cá chân thường bị sưng hoặc ngứa.
- Viêm gân xanh ở da đùi, đầu gối hay mắt cá chân.
- Da chân bị đổi màu, nhiễm trùng phần mô mềm ở gần mắt cá chân.
Dựa vào các triệu chứng trên cùng với phương pháp siêu âm Doppler mạch máu, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh giãn tĩnh mạch có chữa được không?
Suy giãn tĩnh mạch càng được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ càng dễ dàng hơn. Một số phương pháp có thể được áp dụng như sau:
- Dùng băng hoặc vớ bó chân: Hai dụng cụ này có tác dụng tạo áp lực khiến van tĩnh mạch khép lại bằng cách ép chặt vào cơ.
- Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch.
- Phẫu thuật tĩnh mạch: Những đoạn tĩnh mạch bị tổn thương, bị suy giãn sẽ được cắt bỏ để máu không chảy vào đó nữa.
Làm gì để không mắc bệnh giãn tĩnh mạch?
- Nâng cao đời sống sinh hoạt cá nhân, thực hiện tập thể dục, thể thao đều đặn và xoa bóp chân mỗi ngày.
- Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ.
Ảnh minh họa
Cần làm gì để không bị biến chứng khi bị giãn tĩnh mạch
- Không nên thường xuyên đi giày cao gót, mặc quần áo bó sát.
- Tập thói quen nâng cao chân khi ngồi làm việc, đi bộ khoảng 15 phút khi ngồi hoặc đứng lâu để giúp máu lưu thông.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ. Những bài tập phù hợp như: đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân.
- Bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm tự nhiên rau xanh, trái cây, củ qủa, các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,...
- Masage hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Bạn có thể bôi dầu oliu trộn cùng vitamin E; bôi dầu hoa cúc cùng với dầu dừa để giảm đau tĩnh mạch. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân.
Nguồn: [Link nguồn]
Trong trường hợp nhẹ, căn bệnh này sẽ tự khỏi nhưng nếu bị nặng như ca sĩ Adele, bạn có thể chịu di chứng cả đời.
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
0 nhận xét:
Đăng nhận xét